A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CHUYÊN ĐỀ DẠY NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 3

CHUYÊN ĐỀ DẠY NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 3    

CHUYÊN ĐỀ DẠY NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY MÔN HĐTN LỚP 3 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018

                                        Thời gian thực hiện 22/8/2022

                              Người báo cáo: Nguyễn Thị Bích Liên

 

PHẦN I: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH – CẤU TRÚC SÁCH/BÀI HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HĐTN 3                 

A/ THỜI LƯỢNG VÀ CẤU TRÚC SÁCH:

1/ Thời lượng dạy học:

- Tổng số tiết: 105 tiết/ năm. HKI 18 tuần. HKII: 17 tuần.

-  Tổng số tiết trên tuần: 3 tiết/ tuần.

Trong đó:

- Sinh hoạt dưới cờ- 1 tiết

- Hoạt động giáo dục theo chủ đề- 1 tiết

- Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt theo chủ đề- 1 tiết.

2.Cấu trúc SGK Hoạt động trải nghiệm 3.

* Sách gồm các phần sau:

 - Phần đầu: Mục lục – Lời nói đầu: Nhóm tác giả trình bày rõ ý nghĩa của từng mục nhỏ trong mỗi chủ đề của SGK.

- Phần nội dung: Gồm các chủ đề và các bài học tương ứng.

- Phần cuối: Bảng giải thích, mục lục, thông tin về nhà xuất bản, đơn vị sản xuất.

* Các bài học trong sách được phân chia thành:

- Có 9 chủ đề lớn bao gồm 34 tuần hoạt động thể hiện trọn vẹn các mạch nội dung mà Chương trình quy định:

     + Hoạt động hướng vào bản thân.

     + Hoạt động hướng đến xã hội,

     + Hoạt động hướng đến tự nhiên.

     + Hoạt động hướng nghiệp.

– Tuần 35 là tuần diễn ra các hoạt động tổng kết năm học qua chủ đề “Hồ sơ trải nghiệm”:        

 – Kế hoạch trải nghiệm mùa Hè của HS. Nội dung trải nghiệm Hè bao gồm: đi, làm, đọc và quan tâm đến sự phát triển của cơ thể mình (chiều cao, cân nặng).

 – Bảng thuật ngữ:  Nhằm giải thích sơ bộ cách hiểu những từ ngữ khó được sử dụng trong sách.

 * Cấu trúc mỗi chủ đề trải nghiệm được thể hiện trong SGK HĐTN 3.

– Mục tiêu của chủ đề lớn: Mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chủ đề, bám sát theo yêu cầu cần đạt của Chương trình.

 – Mỗi chủ đề lớn bao gồm 3 hoặc 4 tuần hoạt động, tuỳ theo thời lượng mạch nội dung quy định của Chương trình. Mỗi tuần HĐTN đều được thiết kế 3 tiết HĐTN cho ba loại hình HĐTN: SHDC, HĐGDTCĐ, SHL.

 – Sinh hoạt dưới cờ: Đây là HĐTN quy mô toàn trường.

– Hoạt động giáo dục theo chủ đề.

+ Hoạt động 1:  Thời điểm 1 của HĐTN, khi HS được gợi lại những kinh nghiệm, kiến thức đã có, cảm xúc đã từng trải qua để tiếp cận vấn đề thực tế mới.

+ Hoạt động 2: Thời điểm 2 và thời điểm 3 của HĐTN. tìm ra các “bí kíp” hỗ trợ việc trải nghiệm theo chủ đề.

+ Hoạt động vận dụng: Ứng với thời điểm 4 của HĐTN. Hoạt động có tên gọi “Hoạt động sau giờ học”

– Sinh hoạt lớp Ngoài hoạt động tổng kết tuần vẫn thường diễn ra trong các buổi SHL, HS sẽ tham

gia 2 hoạt động trải nghiệm khác được thể hiện qua SGK:

 + Phản hồi: Chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm cá nhân sau khi đã thực hiện các nhiệm vụ, hành động HS nhận từ tiết HĐGDTCĐ. Hoạt động được đánh số 1.

+ Hoạt động nhóm: HS cùng các bạn trong nhóm, tổ hoặc cả lớp thực hiện một hoạt động chung ở trên lớp hoặc trong khuôn viên trường lớp hơn.

– Mục HĐSGH sau buổi SHL là điều kiện hỗ trợ HS tiếp tục hành động, khắc phục khó khăn từng gặp, phát huy thành công của hoạt động trước để hành động đều đặn hơn, tạo cơ hội biến hành động trở thành thói quen, kĩ năng và lối sống tích cực của các em.

– Nhận xét kết quả HĐTN ở mức độ thường xuyên.

3. Cấu trúc bài học:

Bài học trong SGK được thiết kế theo cấu trúc các hoạt động học, trong mỗi tiết học đều gồm các phần :

- Sinh hoạt dưới cờ.

- Hoạt động giáo dục theo chủ đề.

- Sinh hoạt lớp.

A/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HĐTN 3

 - Phương thức khám phá.

 - Phương thức thể nghiệm, tương tác.

 - Phương thức cống hiến.

 - Phương thức nghiên cứu.

* Sử dụng phương pháp tương tác tích cực, đa dạng, Tổ chức môi trường sư phạm cho hoạt động trải nghiệm: Phương pháp tạo “khu vực tâm lí

thoải mái” cho HS.

PHẦN II : KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

TUẦN 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH

                     Bài 1: Chân dung em – Nét riêng mỗi người.

                                              Giáo viên dạy: Đỗ Thị Thu Trang

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh chia sẻ niềm vui khi cùng gia đình khám phá nét độc đáo, đáng nhớ của nhau và những nét chung nếu có.

- Học sinh khẳng định thêm việc nhận diện được các nét khác biệt của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin chia sẻ nét độc đáo của mình cùng gia đình trước tập thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những nét khác biệt của mình.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn niềm vui khi cùng gia đình khám phá nét độc đáo, đáng nhớ của các thành viên trong gia đình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Cái mũi” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: bài hát nói về bộ phận nào trên cơ thể?

+ Mời học sinh trình bày.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời: bài hát nói về cái mũi.

 

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

 

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

 

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

 

 

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

 

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại  nội dung.

 

 

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

 

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu:

+ Học sinh chia sẻ thu hoạch của mình sau khi quan sát vẻ bề ngoài của các thành viên trong gia đình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Tạo hình gương mặt vui nhộn của em. (Làm việc nhóm 2)

- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:

+ Chia sẻ cùng bạn về kết quả thu hoạch của mình sau khi quan sát vẻ bề ngoài của các thành viên trong gia đình sau bài học trước.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

 

 

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.

 

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Thực hành.

- Mục tiêu:

+ Học sinh biết quan sát, nhấn mạnh nét riêng của bạn.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 4: Trò chơi “Tôi nhận ra bạn nhờ điều gì?”(Chơi theo nhóm)

- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 2 (cùng bàn), quan sát bạn mình để tìm ra những nét riêng.

- Tưởng tượng sau này bạn lớn lên, mình sẽ nhận ra bạn nhờ những nét riêng mà mình đã thấy.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng quan sát tinh tế của các nhóm.

- Mời cả lớp cùng đọc bài thơ:

“Mỗi người đều có,

Nét đáng yêu riêng.

Gặp rồi là nhớ,

Xa rồi chẳng quên!”

 

 

- Học sinh chia nhóm 2, cùng quan sát lẫn nhau để tìm nét riêng của bạn.

- Các nhóm giới thiệu về nét riêng của mình khi quan sát bạn và nêu ý nghĩ của  mình nếu sau này lớn lên, mình sẽ nhận ra bạn nhờ điều gì?

 

 

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

- Cả lớp cùng đọc bài thơ

5. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:

+ Tạo hình gương mặt các thành viên trong gia đình.

+ Cả nhà có thể tạo hình gương mặt bằng hoa quả, rau củ, cơm, bánh mì, thức ăn,....

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

   

 


Tác giả: Tổ 1+2+3
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết