A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 CẤP TIỂU HỌC

 

TẬP HUẤN

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 CẤP TIỂU HỌC

                                           Ngày thực hiện: 11/8/2020

                                                     Người thực hiện: Trịnh Thị Thúy Quyên

  1. Mục đích:

Giúp GV nắm được một số điểm mới và mục tiêu của chương trình GDPT cấp Tiểu học.

Nắm được kế hoạch GD các môn học, thời gian và những định hướng về phương pháp và đánh giá kết quả GD.

B. Nội dung

I. Quan điểm xây dựng chương trình

1. Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội
          2. Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.

3. Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế.

 4.  So với chương trình TH2000 đang thực hiện, chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học theo định hướng không chỉ cung cấp kiến thức mà phải phát triển hài hòa cả phẩm chất và năng lực.

II. Mục tiêu của chương trình

 Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

III. Kế hoạch giáo dục

1. Các môn học 

 a) Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.
      b) Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số; Ngoại ngữ 1 ( ở lớp 1, lớp 2).
      So với chương trình hiện hành TH2000 đang dạy học, ở chương trình GDPT mới cấp tiểu học môn Tin học thêm nội dung Công nghệ và là môn học bắt buộc, tên gọi mới là Tin học và Công nghệ. Môn Thể dục tên gọi mới là môn Giáo dục thể chất. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc. Làm quen tiếng Anh lớp 1, lớp 2 đang thực hiện tại các trường tiểu học hiện nay là môn học tự chọn.

Điểm mới rõ nhất lần đầu tiên ở tiểu học xuất hiện môn Hoạt động Trải nghiệm. Đó là trải nghiệm ở tiểu học và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở bậc THCS, THPT.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12.    Nội dung cơ bản của chương trình Hoạt động trải nghiệm gồm 5 lĩnh vực: Phát triển cá nhân; Cuộc sống gia đình; Đời sống nhà trường; Quê hương, đất nước và cộng đồng xã hội; Nghề nghiệp và phẩm chất người lao động.

 Giáo dục thể chất góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh; đồng thời, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện, giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; biết thường xuyên tập luyện và phát triển năng khiếu thể thao phù hợp với bản thân; biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần.

 2. Thời lượng giáo dục

  Chương trình Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết học 35 phút, chương trình tiểu học mới dạy học thông qua các hoạt động, thời lượng dạy học từ 2,7 giờ/ngày của chương trình hiện hành nay giảm xuống dạy học còn 1,8 giờ/ngày

Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.


/upload/46058/20200930/grab8ddc6khun_ct_636874866725787676.jpg     IV. Định hướng về phương pháp và đánh giá kết quả

1. Định hướng về phương pháp giáo dục

Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển.

 Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của đồ dùng học tập và công cụ khác, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hóa của kỹ thuật số.

Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lý thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng

Tùy theo mục tiêu cụ thể và mức độ phức tạp của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

 2. Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục

Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầucần đạt) của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
      Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn học. Phạm vi đánh giá bao gồm toàn bộ các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
      Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kỳ ở cơ sở giáo dục. Kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập

Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.Việc đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức. 
      Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội

V. Điều kiện thực hiện chương trình

Trường phổ thông được đổi mới căn bản và toàn diện về tổ chức, hoạt động và cơ sở vật chất, đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu sau để thực hiện chương trình:
          1.Tổ chức và quản lý nhà trường

2. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

3. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục

4. Xã hội hoá giáo dục

 5. Bồi dưỡng giáo viên phương pháp dạy học

Trên cơ sở chương trình, sách giáo khoa do Bộ GDĐT phát hành, giáo viên thiết kế Kế hoạch dạy học trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học kết hợp đổi mới đánh giá học sinh tiểu học là yếu tố rất quan trọng. 

 Giáo viên dạy học chương trình mới vừa cung cấp kiến thức vừa phát triển hài hòa cả phẩm chất và năng lực, trong đó hình thành và phát triển các phẩm chất “chăm học, chăm làm, trách nhiệm, trung thực, kỷ luật”, các năng lực “hợp tác, tự quản, tự học và giải quyết vấn đề”. Để hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học, giáo viên phải thiết kế để cho học sinh vừa tham gia học vừa tự học để từ đó các em được hình thành các kĩ năng thông qua các hoạt động thực tiễn, trong đó tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các nội dung phù hợp để chính các em được tham gia, được tự hoàn thiện bản thân mình./.

                                                         

                                                                                             Người báo cáo

 

 

 

                                                                                       Trịnh Thị Thúy Quyên


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết