A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN LỚP 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN LỚP 1

THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

Thời gian: Ngày 14 tháng 8 năm 2020

                         Người báo cáo: Trịnh Thị Hồng Vân

I. GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA TOÁN 1

  1. Quan điểm xây dựng sách giáo khoa toán 1

+ Bám sát Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán 2018.

+Bám sát các tiêu chuẩn sách giáo khoa mới ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/ TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa.

+Vấn đề tích hợp được thể hiện trong từng chủ đề:

– Tích hợp nội môn: giữa mạch Số và phép tính với Hình học và đo lường; Hoạt động trải nghiệm toán học.

– Tích hợp liên môn: Giữa môn Toán với các môn Tiếng Việt, Khoa học, Giáo dục môi trường, Giáo dục an toàn giao thông, Giáo dục STEM, công nghệ 4.0,…

+Nội dung các bài học đảm bảo tính khả thi khi giáo viên tổ chức dạy học ở các vùng miền trên cả nước (đảm bảo tính vừa sức đối với những vùng khó khăn nhất).

+ Tạo điều kiện cho giáo viên có nhiều sự lựa chọn khi tổ chức dạy học, có không gian mở, sáng tạo khi lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học.

+Đại diện các dân tộc, các vùng miền đều tìm thấy hình ảnh của mình trong bộ sách.

+Hình ảnh minh hoạ bắt mắt, phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lứa tuổi tiểu học.

  1. Điểm mới của sách giáo khoa Toán 1

+ Các số đến 10 được hình thành theo từng nhóm ba số: (1, 2, 3), (4, 5, 6), (7, 8, 9), 0 và 10.

+ Hình thành các số có hai chữ số, hình thành các bảng cộng và phép cộng không nhớ trong phạm vi 100 đều sử dụng nhất quán:

- Học sinh được hoạt động trải nghiệm thao tác trên vật thật (là que tính) để khám phá kiến thức mới.

- Các số có hai chữ số được trình bày gọn trong 3 tiết: Các số tròn chục; Đọc, viết, cấu tạo các số có hàng đơn vị khác 1, 4, 5; Đọc, viết, cấu tạo các số có hàng đơn vị bằng 1, 4 hoặc 5.

+ Các hoạt động trải nghiệm toán học được thiết kế thành 4 chủ đề thực hiện trong 4 tiết học: đáp ứng yêu cầu thể hiện một trong những điểm mới trong CTGDPT 2018

+ Bằng hình ảnh, sách giáo khoa giới thiệu một số hình thức tổ chức dạy học (trò chơi “Xì điện”, “Ném bóng”, “Tiếp sức”,…) nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong học tập để giáo viên tham khảo (mà không áp đặt).

Hệ thống các bài toán mở (bài toán có nhiều cách giải, nhiều đáp án) tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính sáng tạo, phát triển tư duy toán học. Đáp ứng yêu cầu dạy học phân hoá theo đối tượng học sinh.

Hệ thống các bài lắp ghép hình đều xuất phát từ bộ hình mẫu trong bộ đồ dùng dạy học môn Toán.Vì vậy, học sinh được hoạt động trải nghiệm thao tác trên các vật thật để giải các bài tập dạng này.

Cuối mỗi tiết học, chúng tôi sử dụng LOGO “Em học xong bài này” nhằm giúp: - Giáo viên xác định đúng mục tiêu bài học.

- Học sinh có thể tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình sau bài học.

- Phụ huynh học sinh biết yêu cầu cần đạt của bài học để có thể hỗ trợ con em mình trong học tập.

II. CẤU TRÚC SÁCH GIÁO KHOA VÀ CẤU TRÚC CHỦ ĐỀ, BÀI HỌC MÔN TOÁN 1

1.Cấu trúc sách giáo khoa Toán 1

- Bộ sách giáo khoa Toán 1 gồm hai tập, phân chia thành 5 chủ đề:

Chủ đề 1.Các số đến 10.

Chủ đề 2. Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10.

Chủ đề 3. Số và phép tính trong phạm vi 20.

Chủ đề 4. Các số trong phạm vi 100.

Chủ đề 5. Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100.

Mạch Hình học và Đo lường được tích hợp trong 5 chủ đề nói trên.

Ngoài ra trong bộ sách còn có các Hoạt động trải nghiệm toán học.

2.Cấu trúc chủ đề, bài học

 Mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học:

Chủ đề 1: Gồm 17 tiết trình bày các nội dung: – Nhận biết vị trí, định hướng trong không gian (trên – dưới; bên phải – bên trái; trước – sau, ở giữa). – Biểu tượng các hình (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, khối hộp chữ nhật và khối lập phương). 10 Tài liệu tập huấn tổ chức thực hiện dạy học theo sách giáo khoa mới môn Toán , Tiếng Việt, Đạo đức 1 – Nhận dạng, đọc và viết các số từ 0 đến 10. – Đếm đến 10. – So sánh các số trong phạm vi 10. – Tách số (từ 2 đến 10).

Chủ đề 2: Gồm 36 tiết, trình bày các nội dung: – Hình thành phép cộng (ý nghĩa của phép cộng, đọc, viết phép tính cộng). – Các bảng cộng (từ 1 đến 9 trong phạm vi 10). – Các bảng trừ (trong phạm vi từ 4 đến 10).

Chủ đề 3: Gồm 12 tiết, trình bày các nội dung: – Các số từ 11 đến 20 (nhận dạng, đọc, viết và cấu tạo mỗi số). – Phép cộng không nhớ trong phạm vi 20 (cách đặt tính, quy tắc cộng và thực hành kĩ năng cộng,…). – Phép trừ không nhớ trong phạm vi 20 (cách đặt tính, quy tắc trừ và thực hành kĩ năng trừ,...). – Độ dài – đo độ dài – đơn vị đo độ dài. – Bài toán giải bằng một phép tính cộng. – Bài toán giải bằng một phép tính trừ. – Các chủ đề về Hoạt động trải nghiệm toán học: + Em khám phá các nhóm vật. + Tìm hiểu lớp em.

Chủ đề 4: Gồm 15 tiết, trình bày các nội dung: – Các số từ 21 đến 100 (nhận dạng, đọc, viết, cấu tạo mỗi số). – So sánh các số có hai chữ số. – Đọc giờ đúng trên đồng hồ và các ngày trong tuần lễ. –Chủ đề về Trải nghiệm toán học: + Em đo độ dài. (Một số thay đổi về cách viết các số đo đại lượng so với sách giáo khoa hiện hành là: giữa số đo và đơn vị đo có 1 dấu cách (không viết liền) chẳng hạn: 15 cm thay cho 15cm!)

Chủ đề 5: Gồm 20 tiết, trình bày các nội dung: – Phép cộng không nhớ trong phạm vi 100 (cách đặt tính, quy tắc cộng và thực hành kĩ năng cộng,…). – Phép trừ không nhớ trong phạm vi 100 (cách đặt tính, quy tắc trừ và thực hành kĩ năng trừ,…). – Chủ đề về Trải nghiệm toán học: + Khám phá ngôi trường em học. 11 – Ôn tập cuối năm.

Tổng cộng có 100 tiết, 5 tiết còn lại dành 2 tiết kiểm tra cuối học kì và 3 tiết dự phòng các ngày nghỉ lễ, nghỉ do thiên tai. Nếu các ngày nghỉ trên không trùng vào các tiết học Toán thì giáo viên chủ động thiết kế nội dung cho 3 tiết này (ôn tập hoặc sinh hoạt câu lạc bộ Toán học).

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 1

  1. Số và phép tính: Các số đến 100 và cộng, trừ các số trong phạm vi 100.
  2. Hình học và đo lường
  • Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật; khối hộp chữ nhật, khối hộp lập phương.
  • Xăng-ti-mét; tuần lễ; xem giờ đúng.
  • Thực hành ƯD KT toán vào thực tiễn:

+ Đếm, nhận biết số, thực hiện phép tính:  số bàn học, số cửa sổ trong lớp học,....

+ Xác định vị trí, định hướng không gian (trên - dưới, cao hơn - thấp hơn,...).

+ Đo, ước lượng độ dài đồ vật đơn vị cm; đọc giờ đúng trên đồng hồ, xem lịch tờ.

  • Tổ chức HĐ  trò chơi học toán ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản.

IV. CÁC NĂNG LỰC TOÁN HỌC

     -  NL tư duy và lập luận toán học;

  • NL mô hình hoá toán học;
  • NL giải quyết vấn đề toán học;
  • NL giao tiếp toán học;
  • NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

 

Các thành tố của

 

 

 

 

 

 

 

Thuật ngữ được sử dụng

 

 

năng lực môn toán

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Năng lực tư duy

 

- Thực hiện được các thao tác tư duy ...

và lập luận toán học

 

- Biết đặt và trảlời câu hỏi; biết chỉra chứng cứ

 

 

 

 

lập luận ...

 

 

 

2. Năng lực mô hình

 

- Sửdụng được các phép toán và công thức số học

hóa toán học

.....

 

 

 

 

 

- Giải quyết được các bài toán liên quan .....

 

 

 

3.   Năng   lực   giải

 

- Nhận biết được vấn đề .....

quyết  vấn  đề  toán

 

- Nêu được cách thức giải quyết vấn đề.

học

 

- Thực hiệntrình bày được cách thức giải quyết

 

 

 

 

 

 

V. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Phương pháp dạy học trong Chương trình môn Toán đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

a. Phù hợp với tiến trình nhận thức của học sinh (đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó); không chỉ coi trọng tính logic của khoa học toán học mà cần chú ý cách tiếp cận dựa trên vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của học sinh;

b) Quán triệt tinh thần “lấy người học làm trung tâm”, phát huy tính tích cực, tự giác, chú ý nhu cầu, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân học sinh; tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trong đó học sinh được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề;   

c) Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Cấu trúc bài học bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hoà giữa kiến thức cốt lõi, kiến thức vận dụng và các thành phần khác.        

d) Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán; có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tượng học sinh; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả;

VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

- Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục môn Toán là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bộ của học sinh trên cơ sở yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp học, cấp học; điều chỉnh các hoạt động dạy học, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. 

- Vận dụng kết hợp nhiều hình thức đánh giá (đánh giá quá trình, đánh giá định kì), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, các dự án/sản phẩm học tập, thực hiện nhiệm vụ thực tiễn,...) và vào những thời điểm thích hợp.

- Đánh giá quá trình (hay đánh giá thường xuyên) do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, kết hợp với đánh giá của giáo viên các môn học khác, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp hoặc đánh giá của cha mẹ học sinh, bảo đảm mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của học sinh.

- Đánh giá định kì (hay đánh giá tổng kết) có mục đích chính là đánh giá việc thực hiện các mục tiêu học tập.Kết quả đánh giá định kì và đánh giá tổng kết được sử dụng để chứng nhận cấp độ học tập, công nhận thành tích của học sinh.

VII. BÀI SOẠN MINH HỌA

 Lớp 1 - CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Thời gian 40 phút)

I. Mục tiêu

Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết các số có hai chữ số từ 20 đến 50.

- Đọc, viết được các số có hai chữ số từ 20 đến 50.

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy học

- Phiếu học tập, các bó que tính và các que tính rời.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Khởi động

- Học sinh chơi trò chơi “truyền điện” đếm các số (liên tiếp hoặc cách 2…)trong phạm vi 20. Một bạn sẽ nêu một số bất kì từ 10, nêu yêu cầu đếm (liên tiếp hay cách quãng) rồi chỉ định một bạn khác trả lời, tiếp tục như thế cho đến tới 20 thì dừng. Chuyển sang yêu cầu đếm cách quãng khác.

Hoạt động 2: Nhận biết các số có 2 chữ số (từ 21 đến 50)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Học sinh thực hiện các thao tác sau:

– Học sinh lấy một số que tính như dòng đầu tiên trong sách (23 que).

– Học sinh đếm và bó thành từng bó gồm 10 que tính.

– Học sinh xác định có bao nhiêu bó, bao nhiêu que tính rời.

b) Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết, đọc số 23 (số chục, số đơn vị, viết số, đọc số).

Lưu ý cho học sinh đọc, viết số, xác định số chục, số đơn vị đối với một số trường hợp như 21, 24, 25.

c) Học sinh làm tương tự với các số 36, 42.

Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập

Bài 1.Khoanh theo từng nhóm 10 rồi viết số(theo mẫu)

 

 

 

 

 

-  Học sinh đếm theo chục rồi viết số theo mẫu. Lưu ý cho học sinh xác định số chục, số đơn vị và đọc số viết được.

 

Bài 2. Viết theo mẫu rồi đọc các số đó

 

 

 

 

 

 

 

– Học sinh thực hành đọc và viết số (theo mẫu)

Bài 3. Viết sốthích hợp vào ô trống:

 

 

 

 

 

 

 

– Học sinh thông qua việc đếm tiếp các số từ 21 đến 50, từ đó viết các số thích hợp vào ô trống.

– GV dán các băng giấy ghi từng “đoạn” số (1 – 10; 11 – 20; 21 – 30; 31 – 40; 41 – 50) lên bảng để học sinh củng cố nhận biết về các số trong phạm vi 50 và bảng các số trong phạm vi 50.

– GV có thể tổ chức chơi trò chơi tiếp sức theo nhóm, các em luân phiên nhau lên viết số. GV tổ chức nhận xét đánh giá và yêu cầu mỗi nhóm đọc lần lượt các số được viết.

Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

   - GV cho học sinh đếm nhẩm nhanh (đếm nhóm 2 bạn một lượt hoặc 5 bạn một lượt) số bạn trong lớp mình, rồi viết số đó (Có thể đếm số bàn, số ghế có trong lớp học). Có thể cho học sinh liên hệ trong thực tế có những trường hợp nào người ta thường sử dụng các số có hai chữ số như ngày hôm nay đã học (số học sinh trong một lớp, số học sinh nam, số học sinh nữ trong lớp…)

 

Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh:

-  Thông qua các thao tác với que tính trong từng trường hợp để tạo lập số, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

- Thông qua việc đọc, viết số, xác định số chục, số đơn vị, việc thực hành giải quyết các bài tập về viết số, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giaotiếp toán học.

- Qua quá trình thực hiện tương tự việc tạo lập số, phân tích để khoanh từng nhóm 10 đồ vật ở bài tập 1, phân tích để viết được số trong bảng ở bài tập 3, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

                                                                                 Hồng Nam, ngày 14/8/2020

                                                                                              Người thực hiện

 

 

                                                                                         Trịnh Thị Hồng Vân

 

 

 

 

Hình 1

Thứ     , ngày     tháng 8 năm 2020

                                               GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1

BÀI 7:  CÁC SỐ 4, 5, 6

I.MỤC TIÊU:

- Nhận biết được số lượng các nhóm có 4, 5, 6 đồ vật.

- Biết đếm 4, 5, 6. Đọc, viết các chữ số từ 4, 5, 6;

- Làm bài tập 1, 2, 3.

-Tích cực vận dụng đếm số lượng đồ vật có trong gia đình, lớp học có 4, 5, 6 đồ vật.

* Góp phần hình thành các năng lực:

- Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề

- Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: + Tranh ảnh số lượng đồ vật 1, 2, 3, 4, 5, 6.

                    + Chữ số mẫu: 4, 5, 6.

                    + Phiếu bài tập có bài tập 2, 3.

- HS:  Bộ đồ dùng học Toán.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Quan sát, liên hệ thực tế, thảo luận, chia sẻ, trò chơi.

- Sử dụng hình ảnh trực quan

 IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi:"Hộp quà may mắn"

- Gv phổ biến luật chơi: Trên bàn có những hộp quà chứa số lượng các đồ vật (hoa quả, hình khối), ôn lại các số 1, 2, 3.

- Nhiệm vụ của HS là lên mở lần lượt các hộp quà và đọc số liên quan đến số lượng đồ vật tương ứng.

- GV gọi 3 - 4 HS lên chơi.

- GV tuyên dương HS, động viên HS chưa trả lời đúng.

* Gv giới thiệu bài: Chúng ta vừa ôn lại các số đã học. Để biết ngoài các số đã học thì còn những số nào nữa chúng ta cùng đi vào học bài hôm nay:" Các số 4, 5, 6".

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.

a. Hình thành số 4, 5, 6.

- GV  chia lớp thành các nhóm 4 yêu cầu HS quan sát tranh ở khung 1 và cho biết trong mỗi tranh có mấy đồ vật, con vật?

+ Việc 1: Cá nhân quan sát tranh, đếm số đồ vật (con vật) có trong tranh.

+ Việc 2: Thảo luận nhóm nói cho nhau nghe số lượng đồ vật (con vật) có trong mỗi tranh.

- GV cho HS chia sẻ:

+ Đại diện 3 nhóm chia sẻ tương ứng với 3 phần của số 4, 5, 6.

- GV hỏi:

+ Các nhóm đồ vật (con vật) có số lượng là 4 thì được biểu thị bằng số mấy?

- Yêu cầu HS lấy trong bộ đồ dùng số 4 gài vào bảng gài và yêu cầu HS đọc to số đó. (CN - N - ĐT)

+ Các nhóm đồ vật(con vật)  có số lượng là 5 thì được biểu thị bằng số mấy?

- Yêu cầu HS lấy trong bộ đồ dùng số 5 gài vào bảng gài và yêu cầu HS đọc to số đó. (CN - N - ĐT)

+ Các nhóm đồ vật (con vật) có số lượng là 6 thì được biểu thị bằng số mấy?

- Yêu cầu HS lấy trong bộ đồ dùng số 6 gài vào bảng gài và yêu cầu HS đọc to số đó. (CN - N - ĐT)

 * GV chốt:

+ Để chỉ những nhóm đồ vật (con vật) có số lượng là 4, ta dùng chữ số 4.

+ Để chỉ những nhóm đồ vật (con vật) có số lượng là 5, ta dùng chữ số 5.

+ Để chỉ những nhóm đồ vật (con vật) có số lượng là 6, ta dùng chữ số 6.

b. Hướng dẫn HS viết số 4, 5, 6.

* Hướng dẫn HS viết số 4:

- GV giới thiệu số 4 in thường và số 4 viết thường.

- GV lệnh HS quan sát số 4 viết thường và viết 1 lần vào bảng con.

- GV hướng dẫn HS cách viết:

+ Chữ số 4 có độ cao, độ rộng mấy ô li? ( Chữ số 4 cao 2 ô li, rộng 1,5 ô li).

+Chữ số 4 gồm mấy nét? ( nét xiên trái, nét lượn ngang và nét thẳng đứng)

- GV hướng dẫn HS chấm điểm tọa độ và hướng dẫn cách viết.

* Hướng dẫn HS viết số 5:

- GV giới thiệu số 5 in thường và số 5 viết thường.

- GV lệnh HS quan sát số 5 viết thường và viết 1 lần vào bảng con.

- GV hướng dẫn HS cách viết:

+ Chữ số 5 có độ cao, độ rộng mấy ô li? ( Chữ số 5 cao 2 ô li, rộng 1 ô li).

+Chữ số 5 gồm mấy nét? (nét thẳng đứng, nét nằm ngang và nét cong phải)

- GV hướng dẫn HS chấm điểm tọa độ và hướng dẫn cách viết.

* Hướng dẫn HS viết số 6:

- GV giới thiệu số 6 in thường và số 6 viết thường.

- GV lệnh HS quan sát số 6 viết thường và viết 1 lần vào bảng con.

- GV hướng dẫn HS cách viết:

+ Chữ số 6 có độ cao, độ rộng mấy ô li? ( Chữ số 6 cao 2 ô li, rộng 1 ô li).

+Chữ số 6 gồm mấy nét? (gồm một nét được tạo bởi 2 nét cơ bản: nét cong trái và nét cong kín)

- GV hướng dẫn HS chấm điểm tọa độ và hướng dẫn cách viết.

3. Hoạt động: Luyện tập củng cố:

Bài 1: (GV đã hướng dẫn ở hoạt động hình thành kiến thức mới)

Bài 2: Số?

- GV phát phiếu bài tập đã có sẵn nội dung bài tập 2.

+ Việc 1: Cá nhân HS quan sát tranh  và làm phiếu BT

+ Việc 2: Trao đổi cặp đôi về bài làm và cách làm.

- GV cho HS lên bảng điền vào phiếu lớn ( Mỗi HS điền một tranh).

- GV nhận xét và chốt:

+ Để điền được số vào dưới mỗi tranh em làm như thế nào?( Em đếm số đồ vật, con vật trong tranh và viết số tương ứng).

Bài 3: Số?

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và viết số thích hợp vào ô trống

- GV phát phiếu bài tập có sẵn nội dung bài 3( Bài tập 3 GV bổ sung thêm tranh có số lượng đồ vật là 1, 2, 3 để ôn lại cả kiến thức cũ).

+ Việc 1: Cá nhân HS làm bài vào phiếu BT.

+ Việc 2: Chia sẻ trước lớp bằng việc GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Nhìn hình đoán số".

- GV phổ biến luật chơi:

+ GV có hai phiếu BT lớn, hai rổ có các số từ 1 đến 10.

+ GV chia lớp làm hai đội, mỗi đội cử ra 6 bạn lên chơi : Gắn số tương ứng với tranh.

+ Đội nào nhanh và chính xác sẽ dành chiến thắng.

*GV chốt: Qua trò chơi này các em đã được ôn lại các số nào? ( Số 1, 2, 3, 4, 5, 6).

4. Hoạt động: Vận dụng sáng tạo

* GV củng cố:

+ Hôm nay các em được học những số nào?

- GV yêu cầu HS quan sát trong lớp học có những đồ vật gì có số lượng là 4, 5, 6.

- Yêu cầu HS về nhà quan sát và tìm các nhóm đồ vật có số lượng là 4, 5, 6.

 

         

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết