TẬP HUÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
TẬP HUÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
Người báo cáo: Hà Thị Lan
Ngày báo cáo: 13 /8/2020
PHẦN I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH
MÔN NGỮ VĂN 2018
1. Đặc điểm môn học
Là lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và văn học,dạy từ lớp 1 đến lớp 12, cấp 1 gọi là TV, cấp 2,3 là ngữ văn. Là môn học mang tính công cụ và thẩm mĩ. Giúp HS hình thành PC và NL cốt lõi.
Nội dung mang tính tổng hợp, nội dung cốt lõi của môn học đáp ứng yêu cầu cần đạt về PC và NL. ND được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn GD cơ bản thiết kế theo các mạch chính tương ứng các kĩ năng: đọc, viết, nói, nghe. Giai đoạn định hướng nghề, giúp HS nâng cao năng lực ngôn ngữ, NL văn học
2. Quan điểm xây dựng chương trình
- CT xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật những thành tựu nghiên cứu về GD học,…lấy việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp(đọc, viết, nói nghe) làm trục xuyên suốt cả ba cấp.
- CT được xây dựng theo hướng mở(không quy định chi tiết về ND dạy học, chỉ quy định yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định 1 số KT cơ bản, cốt lõi về TV...
- Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của CT hiện hành.
3. Mục tiêu chương trình
a. Mục tiêu chung
- Hình thành cho HS những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm).
- Góp phần giúp HS phát triển năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo). Đặc biệt phát triển cho HS NL đặc thù: NL ngôn ngữ, NL văn học.
b. Mục tiêu cấp Tiểu học
-Giúp HS hình thành và PT phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, GĐ, quê hương, yêu cái đẹp, có hứng thú học tập, thích lao động, ngay thẳng trong học tập và đời sống, có trách nhiệm với bản thân và GĐ…
-Giúp H bước đầu hình thành các NL chung, PT NL ngôn ngữ, PT tất cả KN: đọc, viết, nói và nghe.PT năng lực văn học, yêu cầu đơn giản phân biệt thơ và truyện; nhận biết vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp,cái thiện của con người và thế giới XQ thể hiện trong văn bản.
c. Yêu cầu cần đạt
*Yêu cầu cần đạt về PC và NL chung: Môn ngữ văn góp phần hình thành , PT ở HSnhững PC chủ yếu và NL chung phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại CT tổng thể.
*Yêu cầu cần đạt về NL đặc thù(Cấp tiểu học)
+Năng lực ngôn ngữ: Đọc đúng và trôi trảy văn bản; hiểu ND chính của văn bản(chủ yếu ND tường minh), bước đầu hiểu ND hàm ẩn như chủ đề , bài học .
+NL văn học: Phân biệt văn bản truyện, thơ; nhận biết ND văn bản (Lớp 1,2: Nhận biết văn bản nói về ai, cái gì, nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ…
-Với lớp 3,4,5: biết đọc diễn cảm các văn bản học, kể lại, tóm tắt ND chính của văn bản; nhậnn xét nhân vật, sự v iệc và thái độ; Tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết thời gian và địa điểm. Một số kiểu thơ, nhịp thơ…tác dụng của các biện pháp tu từ.
-Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản, viết được đoạn, bài văn KC, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.
4. Thời lượng môn học
Tiếng Việt lớp 1: 420 tiết, 12 tiết/tuần (tăng 70 tiết)
Lớp | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Tổng |
CT 2000 | 350 | 315 | 280 | 280 | 280 | 1.505 |
CT 2018 | 420 | 350 | 245 | 245 | 245 | 1.505 |
5. Nội dung GD
5.1 ND khái quát
ND dạy học được dựa trên yêu cầu cần đạt của mỗi lớp, gồm: HĐ đọc, viết, nói, nghe; kiến thức TV, văn học; ngữ liệu
5.2. ND cụ thể (60 trang từ trang 18 đến 78 ở TT 32- Ban hành CTGD PT 2018)
PHẦN II MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT 1
(KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)
1. Mục tiêu
- Chú trọng phát triển ở HS năng lực ngôn ngữ (đọc, viết, nói và nghe) một cách hiệu quả
- Phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong CT tổng thể
(Các CT Tiếng Việt trước đây chưa xác định rõ, chưa đề cao và chưa có cách thức phù hợp để đạt được)
2. Yêu cầu cần đạt
Đó là sự cụ thể hóa mục tiêu CT, nhưng được trình bày chi tiết hơn, nâng cao hơn (về kĩ năng), có tính hệ thống hơn.
- Đọc: 40 – 60 tiếng/phút; truyện, văn miêu tả: 90 – 130 chữ, VBTT: 90 chữ, thơ: 50 – 70 chữ.
- Viết chính tả: 30 – 35 chữ/15 phút, viết sáng tạo.
- Nói và nghe: Hoạt động đa dạng, chú trọng kĩ năng trao đổi
3. Thời lượng môn học (số tiết)
Thời lượng môn Tiếng Việt ở tiểu học là 1.505 tiết (43 tiết/tuần), chiếm 31% tổng thời lượng CT các môn học bắt buộc.
12 tiết/ tuần(dành cho 2 buổi/ ngày). Soạn trên sách học sinh 10 tiết; 2 tiết tăng thêm có thể để vào buổi sáng hoặc chiều đều được – linh hoạt) – Thời lượng môn TV chiếm 31% tổng thời lượng của CT tổng thể.
PHẦN III SGK TIẾNG VIỆT 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
Tác giả : Bùi Mạnh Hùng
- Tổng chủ biên kiêm Chủ biên . (ĐHSP. TP.HCM)
Tập 1 Tập 2
Lê Thị Lan Anh (ĐHSP.HN) Vũ Kim Bảng (Viện NNH) Nguyễn Thị Ngân Hoa (ĐHSP.HN) Trịnh Cẩm Lan (ĐHQG.HN)
Vũ Thị Thanh Hương (Viện NNH) Chu Thị Phương (ĐH Thủ Đô)
Vũ Thị Lan (CĐSP.Thái Bình) Trần Kim Phượng (ĐHSP.HN)
Đặng Hảo Tâm (ĐHSP.HN)
I. MỤC TIÊU CỦA SÁCH TIẾNG VIỆT 1
1) Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ một cách hiệu quả.
2) Làm cho việc học Tiếng Việt trở nên hấp dẫn và thú vị.
II. NHỮNG ĐIỂM MỚI NỔI BẬT CỦA SÁCH TIẾNG VIỆT 1
1.- DH qua các hoạt động giao tiếp tự nhiên và gần gũi
2- Bài học có sự tích hợp kĩ năng đọc, viết, nói và nghe
3- Tích hợp GD ngôn ngữ với các nội dung giáo dục khác => HS phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
4- Bài học thiết kế các hoạt động (nhiệm vụ của HS được thể hiện tường minh)
5- HS được trải nghiệm, chia sẻ hiểu biết, cảm xúc, hứng thú,... (tăng cường tương tác)
6- Ngữ liệu đặc sắc, gần gũi; kênh hình đẹp, sinh động giúp khơi gợi hứng thú của HS
Cụ thể:
1a) Đặt âm chữ vào câu (tình huống thực tế)
1b) Đọc văn bản trọn vẹn
2) Tích hợp các kĩ năng
3) Tích hợp với nội dung GD khác
+ Chủ quyền quốc gia
+ Bảo vệ môi trường
4) Thiết kế bài học qua các hoạt động của HS
5) HS được trải nghiệm,chia sẻ .
- Cấu trúc SGK Tiếng Việt 1
1.Nội Dung:
Tập 1 (18 tuần)
*Tuần mở đầu (12 tiết)
HS được làm quen với trường lớp, bạn bè . Làm quen với TT đọc, viết, nói, nghe, làm quen SGK, Đ D…
*16 tuần (80 bài)
- Mỗi tuần 5 bài (cả Ôn tập và KC) . Mỗi tuần 10 tiết (thể hiện trên SGK) và 2 tiết linh hoạt. Mỗi bài 2 tiết, 2 trang sách (Toàn bộ âm chữ được dạy trong 6 tuần đầu). 40 bài học vần (14 bài 2 vần, 20 bài 3 vần, 6 bài 4 vần)
* Tuần ôn tập
Tập 2 (17 tuần) Nói theo chủ điểm:
Có 8 bài lớn, mỗi bài dạy trong 2 tuần(24 tiết) ; Có 18 tiết dành cho đọc, viết, nói , nghe xoay quanh văn bản, 4 tiết (mỗi tuần 2 tiết)để hoàn thành nốt ND chưa hoàn thành.
Các căn cứ sắp xếp các âm chữ và vần
-. Khả năng dùng các âm chữ để tổ hợp nên các tiếng, từ ngữ, câu.
-. Trình tự trong bảng chữ cái và tính chất đồng dạng của các vần
-. Tần số xuất hiện (thường gặp /ít gặp) và độ phức tạp của vần
2. Cấu trúc SGK
-Sách có 2 nhân vật xuyên suốt là Hà và Nam.
- Số lượng vần được cung cấp trong Tiếng Việt 1: 2018 là
Tập 1: 112 vần
Tập 2: 27 vần ít gặp
Tổng: 139 vần
( Tổng số tiết CT TV mới hơn CTTV 2000 là 70 tiết.)
B. Cấu trúc bài học
Tiết 1:
NHẬN BIẾT => ĐỌC ÂM, VẦN, TIẾNG, TỪ NGỮ => VIẾT BẢNG
Tiết 2:
VIẾT VỞ => ĐỌC CÂU, ĐOẠN=> NÓI (và NGHE)
( Luyện nói, nghe- đặt ở cuối mỗi tiết học nhằm mục đích: không áp lực về thời gian, tạo kết thúc bài trong tâm thế vui, thoải mái.)
Ôn tập : Củng cố, phát triển kĩ năng đọc
Kể chuyện : Phát triển kĩ năng nghe, nói, tưởng tượng, suy luận,…
PHẦN VI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Tuân thủ định hướng của chương trình mới: đa dạng hoá hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS.
1. Đọc thành tiếng:
PP rèn theo mẫu (GV đọc mẫu), phân tích ngôn ngữ, đọc phân vai, PP trực quan (TL hỗ trợ, VB đa phương thức...) TV1 không ưu tiên đổi mới phần này.
2. Đọc hiểu: HS trải nghiệm, liên hệ, mở rộng; vấn đáp, thảo luận nhóm,... Dạy đọc hiểu phải kích hoạt được việc đọc tích cực, sáng tạo ở HS.
Trước khi đọc VB, có thể cho HS (khá, giỏi) dựa vào nhan đề và tranh minh họa để suy đoán nội dung VB
3. Viết: PP trực quan, rèn theo mẫu + p.tích mẫu, thảo luận nhóm,... + viết câu (sáng tạo)
- Viết chữ (tập viết, chính tả): GV làm mẫu, HS rèn theo mẫu.
- Viết câu (viết câu sáng tạo):
a) GV làm mẫu, HS thực hành theo mẫu;
b) khơi gợi khả năng tưởng tượng, liên hệ, sáng tạo của HS bằng tranh ảnh gợi ý, câu hỏi, thảo luận nhóm,...
4. Nói và nghe: PP rèn theo mẫu, vấn đáp, thảo luận nhóm, thực hành giao tiếp, đóng vai,...
Hình thức chủ yếu: nói nghe theo chủ điểm dựa vào tranh gợi ý; nghe kể chuyện và kể lại câu chuyện đã nghe.
PHẦN V QUY TRÌNH DẠY HỌC
SGK Tập 1: Các bài (trừ bài ôn tập, KC cuối tuần), thì đều gồm các phần sau:
1.Nhận biết(PP trực quan);
2. Đọc âm, vần, tiếng, từ ngữ.
3.Viết(bảng, vở);
4. Đọc câu đoạn;
5. Nói, nghe.
I. Quy trình dạy học chung
1. GV trình bày và làm mẫu những kĩ năng
2. HS hoạt động nhóm (Vd: hỏi và trả lời, chia sẻ ý tưởng, đọc lại câu chuyện cho bạn nghe,…)
3. Cá nhân HS vận dụng kĩ năng mới
(Việc kết hợp dạy học chung cả lớp, sau đó HS học theo nhóm và học độc lập cần áp dụng phổ biến, linh hoạt và cân bằng)
4. GV trình bày và làm mẫu những kĩ năng
5. HS hoạt động nhóm (Vd: hỏi và trả lời, chia sẻ ý tưởng, đọc lại câu chuyện cho bạn nghe,…)
6.Cá nhân HS vận dụng kĩ năng mới
(Việc kết hợp dạy học chung cả lớp, sau đó HS học theo nhóm và học độc lập cần áp dụng phổ biến, linh hoạt và cân bằng)
Chú ý ; khai thác hiệu quả việc tích hợp các kĩ năng ngôn ngữ và nội dung GD.
Cần có những hoạt động, bài tập và câu hỏi mang tính phân hóa.
II. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC DẠNG BÀI
A. DẠNG BÀI BÀI ÂM CHỮ/ VẦN
Phần âm chữ được daỵ học trong 6 tuần, tiến độ chậm, phù hợp với giai đoạn đầu lớp 1.
Mỗi bài học được thiết kế trong 2 tiết, 2 trang, HS sẽ được học 1 – 2 âm chữ và dấu thanh.
- Hoạt động : Nhận biết
Huy động những trải nghiệm, tri thức, vốn sống thông qua những tình huống quen thuộc, gần gũi với cuộc sống, cảm xúc của tuổi thơ HS QS tranh(có thể trao đổi nhóm), trả lời câu hỏi có liên quan đến tranh, GV thống nhất câu trả lời;
- GV nói câu thuyết minh dưới tranh (Đặt âm chữ ,vào câu , đơn vị giao tiếp)
– H nói theo. Gv có thể đọc thành tiếng – H đọc theo. Lưu ý: GV đọc chậm
rãi, theo tốc độ phù hợp.Có 3 cách nhấn vào âm, vần mới:
- H cảm nhận hình thức âm thanh- cô đọc nhấn vào tiếng chứa âm, vần mới.
- Chữ mới có màu đỏ trong SGK.
- Khoanh vào tiếng chứa âm, vần mới.
+ GV GT chữ ghi âm hoặc vần được học trong bài – GV viết bảng tên bài.
- Đọc âm, tiếng,từ ngữ.
Mô hình tiếng
Từ ngữ có hình minh hoạ
-GV đưa chữ ghi âm, vần, H nhận biết; Gv đọc mẫu; H đọc (CN/Nhóm/ CL)
-HKI HS được nhận biết chữ in hoa cạnh chữ in thường. GV GT chữ in hoa ngay sau khi đưa chữ in thường lên)
-Đọc tiếng: Đọc tiếng mẫu: GV GT mô hình tiếng mẫu (trong SGK). GV khuyến khích H vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng tiếng mẫu( 4-5 HS đánh vần tiếng mẫu/ lớp ĐV ĐT) 4 – 5 H đọc trơn/ cả lớp đọc trơn tiếng mẫu.
+Ghép chữ cái tạo tiếng: H tìm tiếng có chứa âm(vần ) đã học/ H P.Tích/ H nêu lại cách ghép.
+Đọc tiếng trong sách HS: Đọc tiếng chứa âm, vần(tìm điểm chung)/ đánh vần tiếng./ Đọc các tiếng(CN/nhóm/CL).
+Đọc từ ngữ(H QS tranh, nêu ND tranh/gợi từ mới/ H đọc.
+Đọc ôn lại tiếng, từ.
Lưu ý : Dạng bài học vần 3- 4 vần gồm các bước sau:
-Đọc vần(so sánh vần)/Đánh vần các vần(H nối tiếp đánh vần- mỗi H đánh vần cả 3 vần/ Lớp ĐT)- Ghép chữ cái tạo vần(Sd chữ cái trong bộ đồ dùng)
-Đọc tiếng: Đọc tiếng mẫu(GV GT mô hình tiếng)/H ghép tiếng/ Đánh vần tiếng/ ĐT.
-Đọc tiếng trong SGK: Đánh vần-( nếu H đọc tốt thì bỏ qua bước này)/đọc trơn(CN đọc nối tiếp)/ Cả lớp đọc ĐT.
- Ghép chữ cái tạo tiếng mới.
-Đọc từ ngữ(QS tranh, gợi từ/ H đọc tìm tiếng chứa vần/ CN đọc không theo TT/ lớp ĐT / Đọc lại tiếng/ từ ngữ (Nhóm/ CL)
-Khi tìm tiếng có âm, vần mới GV có thể SD PP thực hành, trò chơi(xì điện), hoặc TC đối mặt, TC làm sẵn ở nhà, đối kháng: khoanh vào âm(vần).., PP phân tích ngôn ngữ (tiếng đó có âm nào trước, sau…)
3.Viết bảng
Viết các chữ, tiếng
* Sau hoạt động viết vở, HS sẽ được đọc câu / đoạn ngắn
PP mẫu, PP thực hành. Viết câu , GV có thể làm mẫu, H thực hiện theo, SD PP khơi gợi khả năng tưởng tượng, liên hệ, sáng tạo bằng cách dùng tranh ảnh gợi ý, đặt câu hỏi, TL nhóm, từ đó H có thể viết câu đúng và thể hiện ý tưởng sáng tạo.
+ Viết bảng:GV đưa mẫu chữ(vần)- H quan sát/ GV viết mẫu – nêu cách viết/H viết bảng con/ H nhận xét bài của bạn/ GV nhận xét, đánh giá.
-Thông thường viết bảng kết thúc cuối tiết 1. Nhưng GV không nên tạo áplực(H viết chậm có thể kéo dài sang tiết 2).
+Viết vở.: H viết vào vở chữ ghi âm/ vần. Với các bài vần buổi sáng, H chỉ có thể viết các vần. Nếu còn thời gian thì mới chuyển qua phần viết từ ngữ chứa các vần đó. GV QS hỗ trợ HS/ H nhận xét, đánh giá chữ viết của nhau/ / GV nhận xét, sửa bài.
Lưu ý: Viết vở khoảng 10- 15 phút ở đầu tiết 2. Nếu H chưa xong, GV sẽ cho H viết vào 2 tiết cuối tuần. Vì vậy khả năng H viết đến đâu thì GV cho H viết đến đó, không tạo áp lực.
4. Đọc câu/đoạn:
+ Đọc câu:GV đọc mẫu, H đọc thầm cả câu/ H đọc thành tiếng(CN/ nhóm)/ ĐT.
+ Đọc đoạn văn: GV đọc mẫu/H đọc thầm(tìm tiếng mới)/ H đọc trơn tiếng(nếu H đọc yếu GV cho H đánh vần rồi mới đọc)/ nhóm/ cả lớp ĐT/ GV yêu cầu H xác định số câu trong đoạn/ H đọc nối tiếp câu/ H đọc cả đoạn/ H trả lời câu hỏi về ND đoạn.
4. Hoạt động nghe nói cuối bài
- HS được thực hành nghi thức lời nói
* bài 1 và 3 trong mỗi tuần, kéo dài 10 tuần
* chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép
- Nói theo chủ điểm
GV hướng dẫn HS chia nhóm để nói về những gì quan sát được trong tranh (đã hướng dẫn
H QS tranh trong SGK/ GV đặt câu hỏi/ Một số H trả lời/ GV hướng dẫn H chia nhóm thực hành nghi thức lời nói(dạng 1). Hoặc chia nhóm để H nói về những gì QS được trong tranh(Dạng 2: Nói theo chủ đề)/ 1 số nhóm thực hành trước lớp.
6.Củng cố:
- Gv nhận xét chung giờ học, khen ngợi, động viên HS.
- Lưu ý HS ôn lại âm chữ/ vần vừa họcvà khuyến khích HS thực hành giao tiếp tại nhà.
B. DẠY DẠNG BÀI VẦN
- 40 bài học vần (14 bài 2 vần, 20 bài 3 vần, 6 bài 4 vần)
- Bài 3,4 vần có số tiếng, từ ngữ để đọc, viết cơ bản là giống bài 2 vần
Hs không nhất thiết phải thành thạo ngay các vần mà học theo năng lực.
- Các hoạt động ở dạng bài Vần
- Nhận biết
- Đọc : Đọc vần.tiếng, từ ngữ.
- Viết : viết bảng, viết vở.
- Đọc đoạn.
- Nói.
- Củng cố:
*Quy trình dạy học phần vầntương tự bài âm
Lưu ý: Sự khác biệt giữa quy trình dạy bài 2 vần với bài 3 hoặc 4 vần
– Bài 2 vần:
* Đọc vần thứ nhất (Đánh vần, đọc trơn, ghép chữ tạo vần)
* Đọc vần thứ hai (Quy trình như vần thứ nhất)
* So sánh hai vần: Giống nhau? Khác nhau?
– Bài 3 hoặc 4 vần:
* So sánh các vần: Giống nhau? Khác nhau?
* Đánh vần các vần
* Đọc trơn các vần
Từ phần học vần, trong bài ôn cuối tuần, HS được viết một câu ngắn. Tuy vậy, trong vở Tập viết tập 1, chữ hoa đầu câu được in sẵn nên HS không cần viết
C. DẠNG BÀI ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
Tiết 1:
1. Khởi động
2. Đọc âm/ chữ/ vần/ tiếng/ từ ngữ( có âm, chữ được học trong tuần)
3.Đọc câu/ đoạn
4. Viết- Viết vở TV cụm từ /câu(lưu ý nối nét giữa các chữ cái)
Tiết 2:
5- Kể chuyện: GV kể lần 1 toàn bộ câu chuyện/
Lần 2: Kể từng đoạn, đặt câu hỏi, H trả lời.
- HS QS tranh, kể từng đoạn theo tranh/ HS kể toàn câu chuyện
Lưu ý:
1.Phần ôn tập và khởi động: Giúp HS củng cố, rèn luyện kĩ năng đọc
* Hoạt động luyện đọc TIẾNG theo mô hình âm tiết được thiết kế thành bảng.
* Hoạt động luyện đọc TỪ NGỮ: Số từ ngữ được đọc và số lượt đọc tuỳ vào khả năng của HS và điều kiện thời gian à thầy cô có thể linh hoạt.
2. Phần kể chuyện : (2 bước)
Bước 1: GV kể chuyện và đặt câu hỏi. HS trả lời.
- Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện. HS nghe.
- Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. HS trả lời.
- Có thể: cho HS trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời.
Bước 2: HS kể chuyện.
- HS kể từng đoạn theo tranh và theo hướng dẫn.
- Một số HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Có thể đóng vai kể từng đoạn hoặc toàn bộ.
- Có thể thi kể chuyện.
D. QUY TRÌNH DẠY DẠNG NỘI DUNG THƠ
1- Ôn và khởi động : Ôn(nhắc tên bài học trước, nói 1 số điều thú vị từ bài đó); Khởi động: bao giờ cũng có tranh- H trải nghiệm, huy động KT- khơi gợi hứng thú- GV linh hoạt)
2- Đọc: GV đọc mẫu(chú ý diễn cảm, ngắt nghỉ hơi)/ H đọc từng dòng thơ/ Đọc khổ thơ(Gv giải nghĩa 1 số từ)/ Đọc cả bài thơ
3- Tìm tiếng có vần giống nhau(TL nhóm)
4- Trả lời câu hỏi: H làm việc nhóm trả lời câu hỏi.
5- Học thuộc lòng (Có thể có 1 số HĐ tích hợp, mở rộng, vận dụng)
6- Củng cố:
-H nhắc lại ND đã học. GV tóm tắt ND chính.
-H nêu ý kiến(thích, hay không thích; hiểu hay không hiểu…ở ND nào.
-Gv tiếp nhận/ nhận xét/ khen ngợi / động viên HS.
E. QUY TRÌNH DẠY DẠNG BÀI VĂN XUÔI
Tiết1và2:
1- Ôn và khởi động :
Ôn(nhắc tên bài học trước, nói 1 số điều thú vị từ bài đó);
Khởi động: bao giờ cũng có tranh- H trải nghiệm, huy động KT- khơi gợi hứng thú- GV linh hoạt)
2- Đọc: GV đọc mẫu vb/ H luyện phát âm 1 số từ ngữ có vần mới(nếu có)/ H đọc câu/ H đọc đoạn(Gv chia đoạn/ H đọc đoạn nối tiếp/ đọc đoạn theo nhóm/. Đọc đoạn trước lớp/ H đọc toàn văn bản/ CN/ ĐT.
3- Trả lời câu hỏi: H làm việc nhóm trả lời câu hỏi.
4- Viết vào vở câu trả lời cho 1 hoặc 2 câu hỏi(GV nhắc lại câu trả lời đúng/ có thể trình chiếu lên bảng/ H viết vở- lưu ý: Cách viết câu. Trước khi viết câu, Gv HD học sinh tô chữ viết hoa- khi viết câu H có thể viết chữ in hoa cũng được)
Tiết 3 và 4:
5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câuvà viết câu vào vở
6. QS tranh dùng từ ngữ trong khung để nói về tranh:
*Lưu ý: Một số bài học có ngữ liệu là truyện thì có thể có HĐ “QS tranh và kể lại câu chuyện”.
7. Nghe viết
8. Bài tập chính tả(chọn âm chữ/vần phù hợp để thay cho ô vuông/bông hoa; tìm từ ngữ có tiếng chứa âm chữ/ vần) – Ngoài ra có thể có 1 số HĐ tích hợp, mở rộng, vận dụng.
9. Củng cố:
PHẦN VI VỀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ CÁC PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHUNG
Định tính; kĩ năng NN: định tính và định lượng. Cuối HK có đề kiểm tra tham khảo. GV có thể dựa vào đề này để thiết kế đề kiểm tra phù hợp. Chú trọng đánh giá quá trình.
+Đánh giá thường xuyên(Thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình học). Bao gồm: GV đánh giá ; HS đánh giá lẫn nhau; H tự đánh giá
+Đánh giá định kì: Cuối học kì và cuối năm học, bằng bài KT
PHẦN VII SÁCH GIÁO VIÊN
1. Hướng dẫn chung: CT Tiếng Việt lớp 1, quan điểm biên soạn Tiếng Việt 1, điểm mới cơ bản, cấu trúc sách, phương pháp dạy học, đánh giá kết quả
2. Hướng dẫn dạy học các bài: Trên cơ sở “kịch bản” gợi ý, giáo viên vận dụng linh hoạt và sáng tạo
Giáo viên có thể điều chỉnh hợp lí thời gian cho mỗi hoạt động để không tạo áp lực đối với HS.
Học sinh được tiến bộ nhanh trong học tập và rèn luyện, nhưng không bị quá tải.
Mỗi học sinh được học theo khả năng của các em.
PHẦN VIII TÀI LIỆU BỔ TRỢ CHO HỌC SINH
1) Tài liệu kèm theo SHS: Vở tập viết
2) Tài liệu tùy chọn: Vở bài tập, Vở thực hành
Lưu ý về chữ hoa
Đọc chữ hoa: HS làm quen với chữ in hoa ngay từ bài đầu tiên (Bài A, a). HS được đọc đúng hình thức chữ in hoa trong văn bản, không có giai đoạn chỉ đọc chữ in thường như TViệt 1 cũ. Vì vậy, sách không dành bài riêng để dạy chữ hoa.
Viết chữ hoa: CT TViệt lớp 1 đặt ra yêu cầu viết câu, đoạn. Vì vậy, HS cần viết chữ hoa. Tuy nhiên, CT chỉ quy định HS “biết viết chữ hoa” (in hoa/viết hoa).
- Tô chữ viết hoa N và viết chữ N trong câu
- Tô chữ viết hoa M, nhưng viết chữ hoa N trong câu trả lời ở mục 3. Đến câu hoàn thiện ở mục 4 mới viết chữ hoa M.
- Nửa sau Vở Tập viết tập 2: không còn tô chữ ho
VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Cuối mỗi tập sách đều có một đề tham khảo
à GV có thể dựa vàoyêu cầu sau để thiết kế đề kiểm tra
- Kĩ năng đọc thành tiếng
- Kỹ năng đọc hiểu một đoạn ngắn
- Kĩ năng viết câu
- Bài tập chính tả
GV có thể thiết kế kiểm tra viết 1 hoặc 2 câu, với độ dài chỉ nên khoảng 10-12 chữ. Chữ viết hoa đầu câu có thể được viết sẵn trong phiếu làm bài để HS không phải viết chữ hoa.
MỘT SỐ LƯU Ý TRONG XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ ÂM CHỮ
1. Chữ q (cu) và chữ u (u) kết hợp để ghi âm “quờ”
Trong Tiếng Việt, âm đầu qu (quờ) thực chất là âm đầu “cờ” ghi bằng chữ q (cu) kết hợp với chữ u (chữ ghi âm đệm).
Do q bao giờ cũng đi với u à Giải pháp sư phạm: coi tổ hợp q - u là một âm (qu), đọc là “quờ”.
2. Chữ c (xê) - k (ca) cùng ghi âm “cờ”
GV có thể linh hoạt lựa chọn cách đánh vần
VD: cờ – ê – kê – hỏi – kể / ca – ê – kê – hỏi – kể
3. Vấn đề các chữ
g - gh, ng - ngh
HS luyện trong một bài Luyện tập chính tả riêng
4. Vấn đề p - ph
Ta có 2 âm: âm p và âm ph. Tuy vậy, TV1 không dạy âm p riêng.
Đọc âm p (pờ) trước khi đọc âm ph (phờ)
Kết hợp dạy đọc và viết p khi dạy đọc và viết ph (p chỉ xuất hiện trong một số ít các từ ngoại lai hoặc tên riêng như pi-a-nô, Sa Pa,…)
Hồng Nam, ngày 13/8/2020
Người báo cáo
Hà Thị Lan