A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI

TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI   

 

TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI   

        Thời gian: Ngày 7/8/2020

                           Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy+Nguyễn Thị Bích Liên

                                                         

1. Làm thế nào để tổ chức HĐTQ của HS hoạt động có hiệu quả?

Tổ chức HĐTQ của HS hoạt động có hiệu quả khi được quan tâm ở cả hai khía cạnh:

  • Quá trình chuẩn bị và tổ chức thành lập hội đồng tự quản.

Dành nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị nội dung hoạt động, các tiêu chuẩn về nhân sự chủ yếu, số lượng các Ban và những vấn đề chuẩn bị khác.

Tổ chức các cuộc họp nội bộ nhà trường, họp với cha mẹ học sinh và họp học sinh trong lớp. Nội dung các buổi họp nhằm thống nhất các vấn đề có liên quan và thay đổi nhận thức về hội đồng tự quản của HS.

Quá trình thành lập hội đồng tự quản, nhất là giai đoạn diễn ra tranh cử, cần tiến hành đúng quy trình, dân chủ, tự nguyện và hấp dẫn như một ngày hội.

Hướng dẫn hội đồng tự quản hoạt động có hiệu quả

- Bồi dưỡng những kĩ năng hoạt động cần thiết cho hội đồng tự quản, các kĩ năng cần thiết của chủ tịch và các trưởng ban trong hội đồng tự quản.

Giáo viên vận dụng kinh nghiệm của bản thân, đồng nghiệp để hướng dẫn tổ chức hoạt động cho hội đồng tự quản học sinh.

Thường xuyên rút kinh nghiệm về nội dung hoạt động của hội đồng tự quản với sự tham gia của giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh trong lớp.

Giáo viên thường xuyên giám sát, hỗ trợ hội đồng tự quản, đồng thời động viên, khuyến khích nhiều học sinh mạnh dạn tham gia ứng cử vào hội đồng tự quản. Giáo viên chủ động thực hiện các hoạt động ứng dụng để hướng dẫn các em làm quen và dễ thực hiện; cần kiên trì, hướng dẫn từng bước, trân trọng từng hoạt động nhỏ của HS, đặc biệt với các lớp 2, 3.

Luôn làm mới hội đồng tự quản về nội dung và cơ cấu tổ chức nhân sự; mỗi năm học cần kiện toàn tổ chức hội đồng tự quản học sinh ít nhất 2 lần.

Theo dõi, đánh giá học sinh và ghi nhật kí đánh giá. Khen thưởng kịp thời cuối học kì, cuối năm học và khen thưởng đột suất với những cá nhân có đóng góp tích cực, hiệu quả tốt cho hội đồng tự quản.

  1. Làm thế nào khi HĐTQ còn nhút nhát, chưa tự tin, chưa biết cách làm việc?

Giáo viên khi nhận lớp phải nắm bắt đối tượng học sinh, xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể. Sau khi có Hội đồng tự quản, các ban học tập giáo viên phải có chương trình huấn luyện, hướng dẫn các thành viên Hội đồng tự quản cách làm việc theo đúng nhiệm vụ, chức năng của mình.

Giáo viên có thể trực tiếp làm mẫu các vai trong Hội đồng tự quản để học sinh học tập, sau đó cho các em thực hiện lại.

Trong các hoạt động của lớp, giáo viên cần phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản và các nhóm trưởng, thường xuyên giao việchướng dẫn các em thực hiện nhiệm vụ của mình. Sau đó, giáo viên theo dõi, đánh giá hiệu quả công việc, điều chỉnh cách thực hiện cho phù hợp. Vì khi hoạt động, làm việc, trải nghiệm con người sẽ trưởng thành hơn.

Có thể cho Hội đồng tự quản của lớp xem băng hình về tiết dạy Bộ GD&ĐT cung cấp và yêu cầu học sinh quan sát các bạn Hội đồng tự quản của lớp đó hoạt động như thế nào.

Tổ chức cho Hội đồng tự quản của lớp tham quan học tập Hội đồng tự quản của lớp khác trong trường để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm.

Tất cả các cách trên đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó học hỏi, yêu công việc.

 

3. Gv cần có nhiệm vụ gì?    Nhiệm vụ GV trên lớp:

- Giúp học sinh tự phục vụ, tự quản: Rèn nề nếp liên tục trong tời gian đầu nhận lớp.

- Giúp học sinh giao tiếp, hợp tác, có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ

- Giúp học sinh tự học và giải quyết vấn đề, tự điều chỉnh cách học.

- Hướng dẫn: Làm rõ chỉ dẫn, câu lệnh xem học sinh có hiểu việc phải làm không? HS tự học cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp như thế nào?

- Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn.

        - Tư vấn: trả lời thắc mắc,  giải thích thông tin.

- Quan sát, theo dõi , hỗ trợ kịp thời, cung cấp đồ dùng, phương tiện..

- Trao đổi: cá nhân, cặp đôi, nhóm, HĐTQ, cả lớp khi HS tự học hoặc chốt kiến thức...

- Kiểm tra xem học sinh có làm việc không?

        - Tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, hỗ trợ , linh hoạt thay đổi hình thức tổ chức hoạt động.

        - GV điều chỉnh tài liệu phù hợp, không áp đặt học sinh.

        - GV biết gắn kết các công cụ học tập. Phát huy vai trò HĐTQ

- Nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh

- Nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập của học sinh và phát triển một số năng lực

- Động viên, khích lệ

- Ghi những nhận xét đáng chú ý nhất, những điều đặc biệt lưu ý (nếu có) vào sổ chất lượng giáo dục/ nhật kí riêng của GV

- Kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ

- Kịp thời phát hiện những khó khăn chưa thể vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ

- Đưa ra những nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.

- Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá

- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh

4. Làm thế nào để kiểm soát, đánh giá từng hoạt động của học sinh trong giờ học môn Tiếng Việt?

So với cách dạy truyền thống, sự tương tác trực diện thầy và trò giường như bị giảm sút, nhiều khi giáo viên không đứng ở vị trí đối diện với trò nên việc kiểm soát hoạt động của trò sẽ gặp khó khăn. Những em chưa tự giác thực hiện hoạt động học tập cũng không bị thầy phát hiện; học sinh gặp khó khăn trong hoạt động học tập cũng như không được thầy biểt đến để giúp đỡ, khiến em đó càng châm tiến bộ.

Cách khắc phục:

  • Chọn vị trí để dễ quan sát toàn lớp, ưu tiên những học sinh dự tính có thể gặp khó khăn;
  • Linh hoạt khi di chuyển vị trí quan sát, kịp thời trợ giúp học sinh;

Kích thích học sinh chủ động, nhanh chóng phát tín hiệu yêu cầu trợ giúp;

Phát huy sự kiểm soát và trợ giúp giữa học sinh/học sinh trong nhóm.

- So với cách dạy truyền thống, hoạt động thuyết trình, giải thích của giáo viên với toàn lớp giảm đi, và giường như vai trò “chủ động, tích cực” của thầy cô trong điều hành dạy học cũng bị mờ nhạt; học sinh khó “theo dõi” hoạt động của thầy cô giáo. Do đó, nếu giáo viên thiếu trách nhiệm, không chủ động, tích cực và linh hoạt, khẩn trương thì dễ có thể xảy ra hiện tượng “bỏ mặc học sinh”.

Để khắc phục điều này, giáo viên phải ý thức rõ: Mô hình THM đề cao hoạt động tích cực, độc lập của HS nhưng không có nghĩa vai trò của giáo viên trở nên mờ nhạt. Tuy có giảm hoạt động “nói to” trước toàn lớp nhưng lao động dạy học trong nhà trường THM về thực chất nặng nhọc hơn, đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, tự giác, chủ động, linh hoạt và sáng tạo hơn. Thầy cô giáo luôn nhớ rằng: Chỉ có thể tích cực hóa hoạt động của HS bằng hoạt động chủ động, tích cực của giáo viên.

Việc kiểm soát quá trình hoạt động của học sinh là khâu khó nhất của một hoạt động học tập, nhất là khi nó là hoạt động “bên trong” như nghe, đọc thầm. Để có thể kiểm soát hiệu quả, GV cần tìm cách “vật chất hóa” những hoạt động bên trong này.

Để dễ dàng đánh giá từng hoạt động của HS trong giờ học môn tiếng việt, mỗi hoạt động cần được trình bày hoặc có hình thức lưu giữ kết quả.

5.

6. Học sinh hoạt động nhóm chưa hiệu quả/ không biết cách điều hành/ đặt câu hỏi/ không hợp tác trong quá trình học, còn nói chuyện riêng cần làm gì để khắc phục?

Huấn luyện và bồi dưỡng nhóm trưởng:

 Đầu năm học, sau khi chia nhóm học tập có nhóm trưởng rồi, giáo viên tập hợp các nhóm trưởng để hướng dẫn tỉ mỉ từng nhiệm vụ.

Ban đầu giáo viên phải đóng vai trò là một nhóm trưởng, làm mẫu, nói mẫu với các nội dung học cụ thể.

Cho các nhóm trưởng ngồi vào thành một nhóm sau đó cho từng em lần lượt điều hành  như giáo viên hướng dẫn. Giáo viên ngồi cùng các em, quan sát, lắng nghe rồi nhận xét, sửa lại cho đúng vai trò. Lưu ý với những em đã làm được và làm tốt cần tuyên dương, khen ngợi; động viên những em còn non, cổ vũ những em còn nhút nhát…

Trong lớp học, tiếp tục giao cho các em quyền tự chủ, giáo viên quan sát, hỗ trợ kịp thời trong từng hoạt động học cụ thể. Với các em đã thạo, giáo viên yêu cầu hỗ trợ bạn khác, với những nhóm trưởng còn chưa làm được, giáo viên lại trực tiếp làm mẫu rối yêu cầu làm theo.

Khi đã có hệ thống nhóm trưởng thành thạo, muốn nhân rộng giáo viên cần yêu cầu đổi trưởng nhóm và các em trưởng nhóm cũ sẽ là những huấn luyện viên cho các em trưởng nhóm mới.

Trong quá trình học tập, luôn luôn có sinh hoạt trưởng nhóm với giáo viên để điều chỉnh, bổ sung, sửa sai, rút kinh nghiệm.

7. Cần rèn cho HS những kỹ năng nào?

- Kĩ năng đọc - hiểu tài liệu, giáo viên cần cho học sinh hiểu được các câu lệnh, các chỉ dẫn, các yêu cầu, các loại dạng hoạt động học tập.

- Kĩ năng làm việc cá nhân, khi học sinh hoạt động cá nhân giáo viên phải rèn cho học sinh ý thức tập trung suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tự mình trình bày ý kiến cá nhân và tự đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân.

- Kĩ năng làm việc hợp tác theo cặp, theo nhóm, giáo viên phải rèn cho học sinh biết tổ chức hoạt động nhóm, nhận nhiệm vụ, lên kế hoạch, phân công, đảm nhận trách nhiệm, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành tốt công việc của nhóm.

- Kĩ năng sử dụng đồ dùng học tập ở các góc học tập, sử dụng tài liệu tham khảo ở thư viện trong lớp học.

- Kĩ năng tự học ở môi trường xung quanh, gia đình và cộng đồng.

- Kĩ năng lắng nghe, kĩ năng ra quyết định… trước khi đưa ra vấn đề, tạo sự tương tác thân thiện giữa các bạn cùng nhóm, luôn có thái độ hỗ trợ, tương trợ lẫn nhau.

- Kỹ năng mạnh dạn, tự tin, linh hoạt và sáng tạo hơn trong học tập, tư duy độc lập, hợp tác để phát hiện chiếm lĩnh kiến thức bài học.

8. Làm thế nào khi HS chưa tự tin khi trình bày ý kiến? HS chưa biết đánh giá kết quả học tập của bạn?

+Tập cho HS nói từ ít đến nhiều, nói cho bạn nghe đến nói trong nhóm, đến nói trước lớp

Luôn động viên khích lệ dù là những chi tiết nhỏ nhất.

+Hướng dẫn nhận xét đánh giá từ đơn giản, đánh giá những nội dung mà chính bản thân các em vừa được trải nghiệm, được tham gia trực tiếp, GV đánh giá mẫu cho HS tập theo...

9. GV có được điều chỉnh tài liệu HDH không? Điều chỉnh những gì? Điều chỉnh khi nào?

1.Khái quát về yêu cầu bài Hướng dẫn học với 5 nội dung cần chú ý như sau:

a/ Bài HDH có thể coi là “chìa khóa” của tự học. HS dùng bài HDH để tự học (theo cá nhân, cặp, nhóm, cả lớp) mà GV không phải giảng bài trên lớp, chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá khi cần thiết.

b/ Bài học trong tài liệu HDH được trình bày theo các hoạt động :

-  Mỗi bài học được thiết kế theo 3 hoạt động lớn: HĐ cơ bản; HĐ thực hành, HĐ ứng dụng.

-  Mỗi HĐ có các logo chỉ dẫn cho HS thực hiện theo cá nhân, nhóm, cặp đôi, lớp.

-  HĐ cơ bản; HĐ thực hành; HĐ ứng dụng có thể chia thành các hoạt động nhỏ (hay các việc làm cụ thể) từ dễ đến khó để HS thực hiện, như:  đọc, quan sát, thử nghiệm, nghe, giải toán, đề xuất,... nhằm giúp HS lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống

c/ Khi điều chỉnh các hoạt động, cần lưu ý đến mục đích của mỗi hoạt động; các chỉ dẫn hoạt động (các việc làm) cần cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn để HS nào cũng có thể tự thực hiện được, từ đó đạt được yêu cầu và mục đích đặt ra.

d/ Các hoạt động cần chú ý thiết kế để có thể kiểm soát được quá trình thực hiện và sản phẩm;

e/ Trong bài HDH, cần có chỉ dẫn về sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập, thiết bị, đồ dùng học tập; có chỉ dẫn cho HĐTQ hoạt động.

2.Cách điều chỉnh, bổ sung bài HDH :

a. Nghiên cứu bài học để trả lời các câu hỏi :

             - Mục tiêu của bài học có cần thay đổi không? Nếu thay đổi thì thay đổi như thế nào? Căn cứ của sự thay đổi đó là gì ?

             - HS có thể tự học theo bài HDH được không? Bài học có đáp ứng các yêu cầu để HS tự học, GV đóng vai trò tổ chức hướng dẫn không ? Các hoạt động đã có các chỉ dẫn cụ thể chưa? Thực hiện theo các chỉ dẫn của hoạt động, HS có thể đạt mục tiêu không ?

b. Căn cứ vào nghiên cứu bài học, xác định xem cần phải điều chỉnh, bổ sung những gì ?

c. Viết nội dung điều chỉnh, bổ sung:

- Điều chỉnh, bổ sung / hoặc không điều chỉnh, bổ sung mục tiêu (lưu ý : Mục tiêu chung của bài học có thể được chia thành các mục tiêu nhỏ hơn theo tiến trình bài học);

 - Điều chỉnh, bổ sung / hoặc không điều chỉnh, bổ sung nội dung  của HĐ cơ bản (HĐ khởi động, HĐ trải nghiệm; HĐ hình thành kiến thức), HĐ thực hành, HĐ ứng dụng. Khi điều chỉnh, bổ sung cần xem xét logic hình thành kiến thức có thể chia thành các bước để HS có thể tự học và lĩnh hội được;

 - Mỗi hoạt động trên được viết thành các hoạt động nhỏ hơn (hay việc làm) tương ứng với quá trình hình thành kiến thức, rèn luyện kĩ năng ở trên. Cần lưu ý, bổ sung những việc làm cụ thể như: đọc, quan sát, thử nghiệm, nghe, giải toán, đề xuất, ... để HS lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng và vận dụng vào cuộc sống; với mỗi việc làm nên đặt câu hỏi việc làm đó nhằm mục đích gì ?

- Trao đổi trong tổ, nhóm chuyên môn để hoàn chỉnh bài Hướng dẫn học.

10. Thực hiện đọc và chia sẻ mục tiêu như thế nào?

* Khởi động

GV dẫn dắt vào bài/ Giới thiệu bài

Ba bước học tập đầu tiên.

* Sau khi GV giới thiệu bài, ghi đề bài  thì HS

+Lâý đồ dùng, sách vở

          +Ghi tên bài.                                                                

          +Tự đọc, xác định mục tiêu.  

        3 việc trên hoàn toàn tự chủ, tự giác                                                 

* Phần chia sẻ mục tiêu.

 - Nếu mục tiêu rõ, cụ thể, không cần lưu ý, điều chỉnh……….có thể không cần cho chia sẻ trước lớp. GV có thể chốt luôn.

 - Nếu nhiều mục tiêu, GV có ý muốn điều chỉnh và lựa chọn hoạt động không lần lượt , GV có thể cho chia sẻ rồi chốt.

                                                                                                                                                           Người báo cáo

 

 

 

Nguyễn Thị Thủy+Nguyễn Thị Bích Liên


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết